Bí quyết kinh doanh tiệm cà phê cho người mới và cách bảo vệ cơ sở kinh doanh 2020
Cà phê từ lâu đã trở thành món uống truyền thống, có mặt ở khắp mọi nơi trên toàn Việt Nam. Với sản lượng cà phê xuất khẩu đến 1.6 triệu tấn/năm, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên toàn thế giới về xuất khẩu loại hạt thơm ngon này.
Với thị hiếu người tiêu dùng ngày càng lớn, nhiều người đã lựa chọn kinh doanh loại hình quán cafe để khởi nghiệp và tăng thêm thu nhập. Qua bài viết bên dưới, Thế Giới Sáng Tạo xin chia sẻ một số bí quyết kinh doanh tiệm cà phê cho người mới (mở quán cà phê mới) và cách bảo vệ mặt bằng kinh doanh khỏi các nguy hiểm về trộm cắp.
Vì sao nên kinh doanh quán cà phê trong năm 2020?
Quán cà phê hiện nay tuy có mật độ cạnh tranh lớn, cùng với hàng loạt chuỗi thương hiệu nhượng quyền xuất hiện và chiếm thị trường không nhỏ, nhu cầu tiêu thụ cà phê nói riêng và thị trường kinh doanh thực phẩm thức uống giải khát nói chung vẫn vô cùng lớn. Trung bình cứ 1500 người sẽ tiêu thụ đến 500 ly cà phê mỗi ngày (tức là 150.000 ly cà phê/tháng).
Đây cũng là một trong những hình thức kinh doanh thu về lợi nhuận cực lớn, khả năng hồi vốn cao, dòng tiền luân chuyển nhanh, mặt hàng tiêu thụ thường xuyên (FMCG). Người kinh doanh cũng không cần quá nhiều kinh nghiệm vẫn có thể bắt đầu kinh doanh loại hình này, khiến quán cà phê trở thành một trong những ý tưởng kinh doanh tiềm năng trong một thời gian dài.
Năm 2020 đánh dấu nhiều sự thay đổi, trong đó có sự phục hồi của nền kinh tế sau một thời gian chống chọi trước đại dịch Covid-19, cũng là cơ hội cho các quán cà phê phát triển nhanh hơn thời điểm trước dịch (do nhu cầu tăng cao trở lại).
Bí quyết kinh doanh tiệm cà phê, quán cà phê, nước giải khát cho người mới
Nếu bạn vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh hoặc vẫn chưa quen thuộc với loại hình kinh doanh này, có một số việc bạn cần phải chuẩn bị và nghiên cứu trước khi thực sự bỏ vốn và tham gia vào thị trường này:
Tham khảo ý tưởng và các mô hình quán cà phê (cafe) khác nhau
Trước khi thật sự kinh doanh, hãy dành thời gian để trải nghiệm và thử các quán cafe khác nhau để tìm cho mình một vài ý tưởng về thiết kế, các món uống thông dụng, cách đào tạo nhân viên, giá cả và mô hình quán cafe mình yêu thích nhất.
Một số loại mô hình quán cafe có thể kể đến là:
Quán cafe cóc: là loại hình các quán nhỏ, đặc điểm thường thấy thấy là mặt bằng thường không lớn, đơn sơ. Các quán cafe cóc có thể là một tiệm nhỏ trên vỉa hè, ghế nhựa hoặc ghế gỗ. Ưu điểm của cafe cóc là vốn thấp, dễ đầu tư, dễ thu hút đối tượng khách bình dân.
Quán cafe bình dân: là loại hình các quán tương tự với cà phê cóc, vị trí thường ở những nơi đông người qua lại, vỉa hè thoáng với thiết kế khá nhỏ, nhắm tới đối tượng khách vãng lai, đại trà. Quán cà phê bình dân thường tiếp khách tiêu thụ nhanh với mục đích giải khát và rời đi nhanh, thay vì ngồi lâu và trò chuyện như cà phê cóc.
Quán cafe sinh viên: là các quán có quy mô nhỏ đến vừa, thường tập trung quanh các trường đại học, khu nhà trọ đông sinh viên, đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ. Quán thường có thiết kế trẻ trung, mới lạ, độc đáo, phù hợp với sở thích của nhóm đối tượng này.
Quán cafe kết hợp ăn sáng: là các quán tương đối lớn, có kết hợp các loại hình kinh doanh thức ăn sáng, nhắm tới các đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Quán cafe ăn sáng thường có thiết kế đơn giản, nhiều bàn, có khu vực bếp tách biệt với khu vực pha chế nước uống.
Quán cafe bóng đá: thường hoạt động vào nhiều khung giờ, nhưng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, các quán cafe bóng đá phục vụ đối tượng nam giới ở nhiều độ tuổi có sở thích bóng đá. Quán thường được thiết kế đơn giản, với các màn hình lớn hoặc ti vi để chiếu các chương trình bóng đa dạng. Quy mô quán tùy thuộc vào khu vực dân cư chủ kinh doanh nhắm tới, thường có không gian tương đối rộng rãi.
Quán cafe sân vườn: là dạng quán kết hợp với mảng xanh, cây cảnh, hồ cá hoặc mô phỏng tự nhiên, với không gian rộng lớn, mát mẻ, phù hợp với đa số đối tượng khác nhau. Quán cafe sân vườn đòi hỏi thiết kế tương đối phức tạp, tốn kém, nhắm đến các đối tượng thu nhập cao, các gia đình đông người.
Tính toán chi phí tùy theo mô hình kinh doanh quán cafe bạn muốn
Chi phí kinh doanh một quán cà phê phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Một số hạng mục người kinh doanh cần cân nhắc trước khi đầu tư là:
Mặt bằng: Là một trong những khoản chi phí tốn kém nhất, tuy nhiên lại là chi phí gần như cố định mỗi tháng. Mặt bằng có mức giá tùy thuộc theo diện tích thuê, khu vực kinh doanh gần các khu dân cư, trường học, xí nghiệp, văn phòng công ty...và tùy theo loại hình bạn chọn. Mức giá thuê mặt bằng có thể dao động từ 3.5 triệu/tháng đến 350 triệu/tháng.
Chi phí giấy tờ, thủ tục pháp lý: chi phí làm thủ tục pháp lý thường không quá lớn, bao gồm các loại giấy phép kinh doanh, phí thông tin doanh nghiệp, bảo hiểm (nếu có), phí kinh doanh đồ uống có cồn (nếu có), đăng ký tạm trú, tạm vắng, phí định kỳ của khu dân cư... ước tính dưới 2 triệu đồng.
Trang trí, thiết kế nội thất: tùy theo mô hình kinh doanh mà chi phí trang trí, thiết kế nội thất có thể tăng giảm phù hợp. Với mô hình quán cóc hoặc quán cafe bình dân, chi phí trang trí sẽ được giảm đến tối thiểu, nhưng với các quán cafe cho sinh viên, cafe sân vườn, chi phí sẽ ở mức tương đối cao khi sử dụng các dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp.
Thuê mướn nhân viên: chi phí thuê nhân viên thường từ 3.5 triệu/nhân viên đến 10 triệu/nhân viên tùy theo quy mô và chức vụ bạn muốn thuê mướn.
Chi phí đầu tư nguyên liệu, dụng cụ, trang thiết bị: đây là khoản chi phí tiêu tốn đều đặn hàng tháng và sinh ra lợi nhuận trực tiếp cho quán cafe của ban. Thường chi phí dao động từ 2.5 triệu-10 triệu/tháng. Dụng cụ pha chế sẽ được gia giảm tùy theo nhu cầu thực tế.
Marketing (tiếp thị): với các quán nhỏ lẻ, chi phí tiếp thị thường phát sinh vào lúc mới mở quán, như các chương trình đồng giá, giảm giá, mua 1 tặng 1. Với các quán lớn, chuỗi kinh doanh nhượng quyền, chi phí marketing sẽ tăng tùy theo các chương trình cố định và phụ thuộc nhiều vào đơn vị quảng cáo.
Mức giá đầu tư ban đầu có thể tham khảo theo bảng bên dưới:
Loại hình | Vốn đầu tư ban đầu |
Quán cafe bình dân | Ước tính trên dưới 100 triệu đồng |
Quán cafe nhỏ và vừa | Chưa đến 100 triệu đồng |
Quán cafe sân vườn | Ước tính khoảng 500 triệu đồng trở lên |
Quán cafe sinh viên, take away | Chi phí khoảng 200-250 triệu đồng |
Quán cafe sách, cà phê máy lạnh | Chi phí từ 250 triệu đồng |
Quán cafe bóng đá | Chi phí từ 150-200 triệu đồng |
Chọn lựa mặt bằng và đối tác kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh, dù kích thước hay loại hình có khác nhau, vẫn phải đảm bảo các tiêu chí như có khu vực ngồi thoáng mát, lưu lượng người qua lại cao, không gian thoải mái. Những loại hình kinh doanh cần mặt bằng lớn cần đảm bảo khu vực để xe lớn, không chắn tầm nhìn quán, dễ dàng di chuyển bên trong quán.
Đối tác kinh doanh có thể bao gồm người hợp tác cùng mở quán (nếu bạn kinh doanh với bạn bè, người thân, người quen, họ hàng), đối tác chịu trách nhiệm về quảng cáo (làm băng rôn, bảng hiệu, trang trí, thiết kế, chạy quảng cáo online, quản lý mạng xã hội,...), đối tác cung cấp nguồn hàng (đối tác giao cà phê, cung cấp trang thiết bị, nước đá, in ấn ly tách, in menu, giao thức ăn)....
Lên danh sách món uống (Menu) và định giá bán theo chi phí
Một quán cafe thành công phải có một menu đa dạng nhưng phù hợp với sở thích của nhóm đối tượng tiềm năng. Nếu bạn kinh doanh trong một khu dân cư nhiều người trung niên, trí thức, những món uống dành cho sinh viên như trà sữa, soda, matcha, đá xay... sẽ không thích hợp. Món uống và giá bán nên được tính toán dựa trên nhóm đối tượng khách tiềm năng và tăng giảm tùy theo giai đoạn kinh doanh. Trung bình tỉ lệ định giá/chi phí sẽ ở mức 7:1 (với 1000 đồng chi phí thu về 7000 đồng lợi nhuận).
Làm sao để bảo vệ mặt bằng kinh doanh, tránh bị trộm cướp đột nhập?
Quán cafe là một trong những khu vực dễ bị trộm cắp nhất, vì hầu như bất cứ đối tượng nào cũng có thể bước vào và quan sát để tính toán cách đột nhập và lấy trộm khi nhân viên sơ ý, hoặc vào ban đêm. Để bảo vệ mặt bằng kinh doanh được hiệu quả, chủ quán cafe cần trang bị thêm một số thiết bị an ninh cơ bản, bao gồm:
Camera quan sát hoạt động 24/7 để có thể ghi hình ở các khu vực nhạy cảm cả ngày lẫn đêm, giúp phát hiện và tìm ra kẻ gian lấy cắp, quản lý và giám sát nhân viên, lưu trữ bằng chứng cho cơ quan chức năng khi cần thiết, cảnh báo và đe dọa nguy cơ trộm trước khi xảy ra (trộm ít có xu hướng trộm cướp khi phát hiện có camera giám sát.
Chuông báo khách, báo trộm đa năng phát hiện chuyển động: dùng để giám sát khu vực quan trọng (bên trong quầy, két sắt, các khu vực trang bị thiết bị đắt tiền) vào ban đêm. Nếu muốn nhận cảnh báo trực tiếp về điện thoại, chủ quán có thể trang bị thêm các thiết bị báo động chống trộm dùng SIM và Wifi để được gọi điện, nhắn tin khi có người cạy cửa, đột nhập vào ban đêm.
Chuông báo kính vỡ, cảnh báo rung giúp nhận biết khi cửa kính, tủ kính, tủ lạnh, quầy, cửa ra vào, két sắt bị phá hoại, trộm cạy cửa, đập phá.
Kết luận
Quán cafe là một trong những loại hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn, dù đã có kinh nghiệm kinh doanh trước đó hay chưa. Hi vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn để có thể bắt đầu công việc kinh doanh quán cafe của mình. Để nhận được tư vấn về các thiết bị báo động chống trộm đa năng, gọi ngay cho số hotline 093 821 7744 hoặc Zalo Thế Giới Sáng Tạo.
Thế Giới Sáng Tạo | |||
Chuyên Cung Cấp Thiết Bị Công Nghệ An Ninh, Camera Quan Sát, Nhà Thông Minh | |||
Camera quan sát | Thiết bị báo trộm | Nhà thông minh | Chuông báo khách |
Địa chỉ: Lầu 3 - 186 Đặng Văn Ngữ, P.14, Q.Phú Nhuận, HCM | Hotline/Zalo: 093 821 7744 |