Bí quyết kinh doanh đại lý gạo và cách bảo vệ cơ sở kinh doanh năm 2020
Lúa gạo là một trong những mặt hàng có tổng doanh thu trong nước và xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, cũng là sản phẩm được tiêu thụ mạnh mẽ với doanh thu đều đặn. Nhu cầu kinh doanh sản phẩm này cũng ngày càng tăng lên, nhất là sau mùa đại dịch 2020, khi kinh tế có dấu hiệu phát triển trở lại và lượng tiêu thụ gạo ngày càng tăng cao.
Qua chuỗi bài viết Bí quyết kinh doanh, Thế Giới Sáng Tạo xin chia sẻ một số bí quyết mở đại lý gạo trong năm 2020 mới nhất, cũng như một số cách bảo vệ cơ sở kinh doanh trước nạn trộm cắp ngày càng tăng.
Tôi muốn mở cửa hàng bán gạo, trước tiên cần những điều kiện nào?
Để mở đại lý gạo, có một số điều kiện tiên quyết nên cân nhắc trước khi bắt tay vào mua sắm hàng hóa, dụng cụ, thuê mặt bằng..:
Thấu hiểu thị trường lúa gạo, bột gạo
Để có thể bắt đầu kinh doanh bất cứ loại hình nào, bạn cần có thông tin càng chính xác càng tốt về thị trường bạn muốn bắt đầu, từ đó có thể tính toán ra quy mô cửa hàng, số lượng hàng cần nhập, đối tượng cần hướng tới, loại gạo có thể bán chạy, ....
Trước tiên bạn cần khoanh vùng khu vực mà bạn cho là tiềm năng, dựa vào một vài yếu tố như khu vực này có nhiều hộ dân cư không, gần chợ, bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước, công ty, quán ăn không, đối tượng người dân thường ở tầng lớp nào...
Từ đó bạn cần khảo sát địa bàn tiềm năng nhất để tìm ra một số thông tin cơ bản: có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh cùng loại sản phẩm, giá cả và một số loại gạo bán chạy, có nhiều cơ sở thu mua và sử dụng sản phẩm gạo hoặc chế phẩm từ gạo (bột gạo, bún, mì quảng) không.
Thấu hiểu khách hàng
Đối tượng khách hàng dành cho mặt hàng lúa gạo thường chia làm 4 loại chính:
- Khách hàng cá nhân: cá nhân, hộ gia đình thường mua gạo để nấu ăn mỗi ngày, số lượng mua vừa đến nhỏ, tần suất mua mỗi ngày hoặc vài lần/tuần
- Khách hàng tạp hóa: sở hữu cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, thường mua số lượng vừa phải, mua thường xuyên để bán lại, tần suất mua tùy vào tình hình kinh doanh
- Quán ăn, Căn tin, quán cơm từ thiện: Đối tượng thường mua gạo để nấu ăn trực tiếp mỗi ngày, số lượng tương đối lớn, tần suất mua thường xuyên.
- Cơ sở chế biến chế phẩm từ gạo (cửa hàng làm bún,mì, hủ tíu, nui): Số lượng mua thường tương đối lớn, thường xuyên
Nghiên cứu thị trường mặt bằng, cửa hàng cho thuê, bất động sản
Mỗi địa phương đều có một chuẩn giá thuê chung cho cùng một khu vực, tùy theo vị trí và độ lớn mặt bằng, ki ót, cửa hàng mà giá thuê sẽ giao động. Trước khi kinh doanh tại khu vực bạn muốn, hãy dành thời gian khảo sát giá thuê một số cửa hàng tiềm năng, dạo qua một công ty bất động sản, hoặc hỏi thăm người quen, hàng xóm để có được ước tính về giá thuê mặt bằng kinh doanh.
Sau khi đã chuẩn bị , tiếp theo nên làm gì để bắt đầu cửa hàng đại lý gạo?
Tính toán về nguồn vốn
Nguồn vốn để kinh doanh đại lý gạo thường không quá 60 triệu để có thể mở một cửa hàng quy mô vừa phải. Nguồn vốn có thể đến trực tiếp từ tiền tiết kiệm cá nhân, hùn hạp với người thân bạn bè hoặc vay vốn ngân hàng.
Tiền vốn bao gồm thanh toán tiền mặt bằng (có thể đặt cọc 3 tháng tùy thỏa thuận), tiền nhập đơn hàng đầu tiên, mua sắm kệ, trang thiết bị, thuê mướn nhân công, lắp đặt máy tính tiền, lắp đặt thiết bị an ninh, khóa cửa, tân trang cửa hàng, đặt bảng hiệu, in ấn tờ rơi, quảng cáo...
Kinh nghiệm cho thấy để kinh doanh ổn định, hãy tính toán và cộng thêm 40% con số ban đầu để có thêm một nguồn vốn dự phòng để ổn định trong thời gian đầu tiên.
Tính toán về mặt hàng và nguồn hàng
Khi khảo sát lần đầu về các mặt hàng gạo thường thấy và bán chạy tại khu vực này, hãy cân nhắc ngân sách và lên một bảng số lượng các loại gạo cần đặt hàng. Một số cái tên nổi bật là gạo thơm Lài, gạo Trân Châu, gạo Lài Sữa, gạo Nếp Cái Hoa Vàng, gạo thơm Thái, gạo Tám xoan Hải Hậu, gạo Bắc Hương...
Mỗi loại gạo nên có trữ lượng vừa đủ để ít nhất đáp ứng đủ tất cả đối tượng khách hàng đã khảo sát. Nếu đã tìm được đại lý trực tiếp giao hàng, hãy thỏa thuận để luôn có sẵn trữ lượng gạo lớn đề phòng các đơn hàng gấp.
Nếu chưa có nguồn hàng, hãy thử một trong 3 cách sau để tìm kiếm nguồn hàng:
- Tìm kiếm trên Google với từ khóa “nguồn hàng đại lý gạo giá tốt” hoặc đăng bài viết trên các trang mạng xã hội như Facebook, nhóm chuyên cho đại lý bán gạo...
- Trực tiếp về các vựa lúa gạo ở miền Tây, Đông Nam Bộ, tìm kiếm thương lái, hỏi thăm mọi người để tìm được nguồn hàng trực tiếp, ổn định, giá rẻ
- Tìm hỏi một cửa hàng bán gạo khác (không khuyến khích) ở một khu vực khác với khu tiềm năng của bạn để tìm nguồn hàng giá tốt.
Tính toán về quy mô cửa hàng
Một cửa hàng bán gạo điển hình nên có không gian thông thoáng, rộng rãi, với trần nhà cao, không ẩm thấp, sạch sẽ. Phía trước cửa hàng nên có một khu vực lắp đặt kệ trưng bày gạo. Các loại kệ này thường được làm bằng sắt đa năng, dễ dàng lắp đặt và tháo lắp trong ngày. Hãy tìm đến các chợ quy mô lớn gần đó thể sắm sửa các vật dụng như Cân, máy may miệng túi, nguồn hàng bao gạo, vật dụng xúc gạo, thùng đựng gạo...
Bảng hiệu cũng khá quan trọng trong việc kinh doanh sản phẩm này, để tối ưu khả năng bán hàng vào buổi sáng lẫn buổi tối, bạn nên chọn một bảng hiệu 2D đơn giản, in màu với tên cửa hàng bạn chọn, và một bảng đèn LED siêu sáng để hút khách vào buổi tối.
Đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị một số giấy tờ và thông tin quan trọng:
- Tên người đứng tên hộ kinh doanh, địa chỉ chính thức của cửa hàng
- Ngành nghề kinh doanh sẽ là kinh doanh gạo
- Số vốn chính xác để kinh doanh gạo
- Họ, Tên, số CMND/ Căn cước công dân, ngày cấp, địa chỉ cấp, địa chỉ lưu trú, chữ ký gốc của chủ cửa hàng (giấy tờ có thể sẽ cần Sao y bản chính)
Để được hướng dẫn chi tiết về quy trình, hãy liên lạc với cơ quan chức năng tại địa phương để có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình đăng ký.
Sắp xếp, bài trí, quảng cáo
Hãy tham khảo các cách bài trí ở các tiệm khác,trên Google, hoặc tự nghĩ ra một số cách bài trí sao cho gian hàng gọn gàng, các vật dụng nằm ở chỗ dễ lấy, khu vực chứa gạo nên được phân loại rõ ràng.
Để quảng cáo, hầu hết các đại lý đều chọn phương pháp in quảng cáo và phát cho người đi ngang, thuê dịch vụ phát tận nhà. Với công nghệ phát triển, một số đại lý gạo đã đầu tư thêm Website bán hàng, mạng xã hội như Facebook để tăng cơ hội tìm ra khách hàng.
Nên vạch ra một vài chiến lược giảm giá để thu hút (mua 1 tặng 1, mua 10kg giao hàng tận nơi, đơn hàng đầu tiên trên 5kg giảm ngay 20.000đ...) người mua và tạo ấn tượng về cửa hàng.
Bảo vệ cửa hàng
Nhiều người vẫn chưa thật sự coi trọng quá trình này, dù tỉ lệ tội phạm và trộm cướp ngày càng tăng cao. Đối với cửa hàng kinh doanh gạo, trộm có thể đột nhập vào từ nhiều vị trí,cũng như lấy đi các vật dụng giá trị, gạo đắt tiền, két sắt, máy tính tiền...
Để đảm bảo bạn nhận được cảnh báo khi có người đột nhập trái phép vào ban đêm, trước tien hãy trang bị một bộ thiết bị báo động chống trộm giá rẻ. Tuya Z1 là ví dụ cho thiết bị chống trộm mạnh mẽ nhưng giá vô cùng hợp túi tiền, thích hợp cho người vừa kinh doanh vẫn đang e ngại vấn đề mất mát, thất thoát nguồn hàng sẽ xảy ra.
Để kiểm soát tình hình bên trong khi bạn đang ở nhà, một Camera IP Wifi đơn giản cho phép bạn truy cập, xem lại dữ liệu, lưu trữ hình ảnh, cảnh báo về điện thoại khi có người đột nhập. Tiêu biểu là các Camera Tuya, vừa có thể ghi hình và cảnh báo từ xa, vừa kết hợp được với Tuya Z1, thành thiết bị chống trộm toàn diện nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm mở một đại lý gạo quy mô vừa phải cho người mới bắt đầu, cũng như cách bảo vệ cơ sở kinh doanh của mình, nhằm giúp bạn bước đầu trong việc khởi nghiệp và tạo ra thu nhập ổn định cho mình.